Sau thời gian niềng răng theo đúng phác đồ điều trị, hàm răng của bạn đã sát khít, chuẩn khớp cắn, đều và đẹp hơn. Tuy nhiên muốn duy trì kết quả dài lâu, bạn cần chú ý thời gian đeo hàm duy trì cùng một số vấn đề quan trọng khác. Nếu băn khoăn sau khi tháo niềng răng nên làm gì tốt nhất, mọi người đừng bỏ qua thông tin chi tiết dưới đây nhé.
Mục lục
Sau khi tháo niềng răng có bị “chạy” lại vị trí cũ không?
Như bạn đã biết, niềng răng sử dụng các khí cụ nha khoa giúp đưa các răng lệch lạc về đúng vị trí trên cung hàm. Khí cụ này có thể là hệ thống mắc cài, dây cung,… hoặc khay niềng trong suốt. Thời gian niềng răng ở mỗi ca điều trị cũng khác nhau phụ thuộc vào tình trạng răng ban đầu, độ tuổi niềng răng, kỹ thuật nắn chỉnh nha,… Khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng thực tế để đưa ra phác đồ điều trị và thời gian dự tính chính xác nhất.
Sau khi tháo niềng, hàm răng lúc này đã không còn chịu sự ràng buộc từ mắc cài, dây cung hay khay niềng. Đồng thời hàm răng cũng chưa thực sự ổn định nên có thể bị dịch chuyển, “chạy” về vị trí cũ. Mô nướu, xương hàm nâng đỡ răng chưa đạt độ bền vững nhất, trong khi đó các sợi đàn hồi trong nướu lại cố kéo răng trở lại.
Nguyên lý này xảy ra ở tất cả các trường hợp chỉnh nha và đương nhiên sẽ có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả dưới đây. Lúc này bạn cần đặc biệt chú trọng, tránh lơ là khiến cho niềng răng không thành công như ý muốn, làm sai lệch kết quả điều trị.
Sau khi tháo niềng răng nên làm gì để không “chạy” răng?
1. Đeo hàm duy trì thường xuyên
Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng là việc quan trọng nhất mà bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt. Khí cụ này có tác dụng giúp răng ổn định nhanh chóng và duy trì kết quả niềng răng lâu dài. Hiện nay có 2 loại hàm duy trì là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp.
– Hàm duy trì cố định
Hàm duy trì cố định được làm từ thép không gỉ, có hình dáng giống dây cung được gắn cố định vào mặt trong của răng bằng keo nha khoa. Như vậy răng sẽ không bị xê dịch trong thời gian dài.
* Ưu điểm của hàm duy trì cố định
- Tính thẩm mỹ tốt: Vì hàm duy trì được gắn ở mặt trong của răng, bạn vẫn thoải mái giao tiếp mà không bị lộ khí cụ.
- Tính hiệu quả cao: Hàm duy trì làm từ chất liệu kim loại tạo ra lực tác động tốt, có độ ổn định cao giúp răng được cố định chắc chắn hơn.
- Thời gian đeo hàm duy trì được rút ngắn: Khi được cố định trên răng cả ngày giúp gắn kết răng và nướu tốt hơn. Điều này có thể rút ngắn thời gian đeo khí cụ.
* Nhược điểm của hàm duy trì cố định
- Vệ sinh răng mất nhiều thời gian: Do được gắn vào mặt trong của răng nên vệ sinh răng miệng sẽ cần chú ý và cẩn thận hơn để loại bỏ những vụn thức ăn, mảng bám còn mắc lại trên răng cũng như hàm duy trì.
- Cảm giác cộm: Thời gian đầu khi đeo hàm duy trì bạn có cảm giác hơi cộm. Tuy nhiên khi đã quen thì bình thường và thoải mái.
– Hàm duy trì tháo lắp kim loại
Hàm duy trì tháo lắp kim loại làm từ vật liệu thép không gỉ, thường được gắn vào giữa vị trí răng số 3 và số 4 để cố định giúp răng không bị dịch chuyển.
* Ưu điểm của hàm duy trì tháo lắp kim loại
- Hiệu quả cao: Hàm duy trì có kết cấu chắc chắn nên mang lại sự ổn định cao, ít bị xê dịch.
- Độ bền cao: Bạn không cần phải thay mới trừ trường hợp bị mất.
- Dễ dàng tháo lắp: Bạn có thể tháo lắp trước và sau khi ăn uống, vệ sinh răng miệng hoặc chơi thể thao.
* Nhược điểm của hàm duy trì tháo lắp kim loại
- Tính thẩm mỹ chưa cao: Vì được thiết kế hơi cồng kềnh một chút nên việc đeo hàm duy trì dễ lộ ra bên ngoài.
- Có thể chưa thích ứng được trong thời gian đầu sử dụng.
– Hàm duy trì tháo lắp nhựa
Hàm duy trì tháo lắp nhựa là loại được ưa chuộng nhất hiện nay. Nó được làm từ nhựa trong suốt an toàn với người sử dụng. Đặc biệt mỗi người sẽ được thiết kế một khay riêng dựa vào dấu răng. Chiếc khay này sẽ ôm sát khít hoàn toàn với hàm răng hiện tại.
* Ưu điểm của hàm duy trì tháo lắp nhựa
- Tính thẩm mỹ cao: Do được làm từ nhựa trong suốt nên hàm duy trì tháo lắp nhựa đảm bảo thẩm mỹ tốt khi giao tiếp.
- Dễ dàng ăn uống, vệ sinh răng miệng: Vì tháo lắp dễ dàng nên bạn có thể chủ động vệ sinh tháo lắp trước và sau khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
* Nhược điểm của hàm duy trì tháo lắp nhựa
- Nếu không chú ý, bạn có thể quên mang theo hoặc không đeo đủ số thời gian quy định, ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Thời gian đeo hàm duy trì dao động từ 6- 12 tháng tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Ví dụ với người có răng, nướu khỏe, thời gian đeo hàm khoảng 6- 9 tháng. Còn với người răng yếu, nướu yếu hơn thì có thể kéo dài đến 12 tháng hoặc hơn.
Đọc thêm: Quên đeo hàm duy trì 1 ngày có sao không?
2. Duy trì chế độ ăn uống khoa học
Nhiều người sau khi tháo niềng có chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp hàm răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm đến vấn đề này. Thậm chí có người chủ quan ăn uống quá nhiều dẫn tới răng bị xô lệch. Ngoài ra, thói quen ăn uống không khoa học còn tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,… Do vậy các bác sĩ luôn khuyến cáo, sau khi đã tháo niềng, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng giúp răng nướu ổn định.
– Các thực phẩm bổ dưỡng
- Bổ sung các nhóm chất cần thiết, đặc biệt là Canxi, vitamin và khoáng chất
- Tăng cường sử dụng các sản phẩm được chế biến từ trứng, sữa, phô mai,..
- Bạn nên ưu tiên các thực phẩm mềm, được nấu chín kỹ nhằm tránh tạo áp lực quá lớn lên răng, nhất là khoảng thời gian đầu sau khi tháo niềng.
– Các thực phẩm nên tránh
- Những thực phẩm quá cứng như đá viên, xương, cánh gà chiên, đùi gà chiên,… Việc nhai thức ăn với lực quá mạnh làm cho răng dễ bị dịch chuyển.
- Những thực phẩm quá dẻo như bánh nếp, bánh giầy, kẹo dẻo, kẹo cao su,… vì dễ mắc vào răng. Bạn cũng cần sử dụng nhiều lực khi ăn thực phẩm này.
- Những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh như lẩu, kem, thức uống lạnh,… có thể làm ê buốt, đau nhức răng.
- Những thực phẩm giòn, nhiều vụn như bánh mì, bánh quy, bim bim,… Vụn thức ăn dễ rơi vào khoảng trống, mắc lại trên khí cụ nên mất nhiều thời gian để vệ sinh hơn.
- Những thực phẩm như bánh kẹo, thức ăn nhanh, đồ uống có tính axit cao vì chúng dễ gây tổn hại cho men răng.
3. Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt
Vệ sinh răng miệng sau khi tháo niềng cũng rất quan trọng và cần được thực hiện cẩn thận, nghiêm túc. Tuy nhiên một số người vẫn lơ là vấn đề này dẫn tới răng không đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.
Trước tiên, bạn chọn loại bàn chải phù hợp, có đầu nhỏ, lông mềm. Nếu cẩn thận hơn thì dùng bàn chải rãnh hoặc bàn chải điện giúp làm sạch mảng bám hiệu quả. Tiếp đến là chọn kem đánh răng chứa hàm lượng flour phù hợp. Flour vừa giúp răng chắc khỏe mà còn duy trì độ trắng sáng một cách tự tin, rạng ngời. Khi đánh răng, bạn chải cẩn thận, kỹ lưỡng cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Thời gian đánh răng nên khoảng 1- 2 phút và mỗi ngày thực hiện 2- 3 lần.
Tiếp đến, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng. Chỉ nha khoa có độ mỏng và dài lý tưởng giúp làm sạch các mảng bám trong kẽ răng an toàn, hiệu quả. Hiện nay, nhiều gia đình còn mua thêm máy tăm nước để chăm sóc răng miệng. Đây cũng là công cụ rất hữu ích làm sạch được mảng bám, thức ăn vụn nằm khuất sâu bên trong như răng hàm.
Cuối cùng, bạn sử dụng nước súc miệng chuyên dụng một lần nữa để loại bỏ triệt để nhất tất cả vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
4. Loại bỏ một số thói quen xấu
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng cẩn thận, bạn cũng cần loại bỏ những thói quen không tốt cho hàm răng. Ví dụ như:
– Tật đẩy lưỡi
Tật đẩy lưỡi thường xuất hiện ở các bạn nhỏ nhiều hơn. Tuy nhiên nếu thấy, cha mẹ nên nhắc nhở đến sau khi niềng răng, chúng không bị xô lệch, làm hỏng kết quả chỉnh nha.
– Nghiến răng khi ngủ
Người nghiến răng khi ngủ thường ghì và siết chặt hai hàm lại với nhau tạo nên âm thanh ken két rất khó chịu. Điều này vô tình tạo thêm áp lực lên răng. Hậu quả là răng có thể bị sứt mẻ, mòn nứt hoặc lung lay, men răng mất dần để lộ lớp răng bên trong, răng đau và nhạy cảm hơn với đồ ăn,… Nguyên nhân khiến răng khi ngủ có thể do tâm trạng lo lắng, căng thẳng, dễ kích động, do sử dụng chất kích thích hay thuốc, do liên quan đến hội chứng như rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, trào ngược dạ dày thực quản,… Tốt nhất khi thấy bản thân mắc phải tật xấu trên, bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra rồi đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Đọc thêm: Tại sao niềng xong răng vẫn hô?
5. Tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ
Tiếp đến việc bạn cần làm sau khi tháo niềng răng là thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng tổng quát, đánh giá sự dịch chuyển bất thường của hàm răng nếu có. Sau đó tiến hành vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,…
Ngoài ra, sau khi tháo niềng răng, nếu bạn thấy có sự dịch chuyển bất thường của răng, dù chưa đến lịch hẹn vẫn phải liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời. Bạn tuyệt đối không chủ quan để răng dịch chuyển quá nhiều mới khắc phục. Điều này sẽ gây ra khó khăn và tốn kém hơn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page